Tiếng Việt English
Companies Companies Companies
"Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam"
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP XỬ LÝ RÁC
VÀ SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI "LIÊN HIỆP XÃ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG"

(King.vn) Vượt qua những khó khăn ban đầu về vốn, mặt bằng, thuyết phục các công ty liên quan nhằm hổ trợ tài chính, Ban lãnh đạo HTX Phương Nam - đứng đầu là Chủ nhiệm Vũ Công Hòa - đã mạnh dạn tìm kiếm, nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm đưa ý tưởng xử lý rác bằng công nghệ công nghiệp trở thành hiện thực.

 
 Ông Vũ Công Hòa
Chủ nhiệm HTX Bao bì và Cơ khí Phương Nam
Theo kinh nghiệm các nước đang phát triển trên thế giới khi nền kinh tế hưng thịnh, việc xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp trở thành vấn đề môi trường cấp bách. Mặc dù Chính phủ đã đầu tư một lượng vốn lớn vào việc đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải mới, việc xử lý chất thải vẫn chưa theo kịp với lượng chất thải phát sinh, kết quả bắt buộc xã hội phải tự đưa ra những biện pháp xử lý chất thải mới.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về xử lý chất thải: Cứ mỗi tấn vỏ chai bằng nhựa nếu tập trung xử lý có thể thu lại được 700kg nguyên liệu nhựa tái chế; một tấn sắt phế liệu có thể thu về 850kg; mỗi tấn giấy đã qua xử dụng có thể thu được 800kg giấy tái chế; cùng chất hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt có thể thu về được 25 đến 35 phần trăm, qua thiết bị công nghệ chế biến trở thành phân bón hữu cơ vi sinh rất hữu ích cho ngành trồng cây công nghiệp trong nước và giảm đáng kể cho phân bón hiện nay phải nhập khẩu bằng USD.
Số liệu này cho thấy nếu làm tốt việc thu gom, xử lý và tái chế chất thải thì mức độ ô nhiểm không khí và nước giảm đáng kể, đồng thời tiết kiệm được các nguồn tài nguyên.
Lấy ví dụ về các tiêu chuẩn xử lý chất thải của Trung Quốc vào những năm 1980 một số nhà máy xử lý chất thải đã bắt đầu xuất hiện ở các thành phố lớn của Trung Quốc, đến thập kỷ 90 có khoảng 660 nhà máy xử lý chất thải được xây dựng khắp Trung Quốc với công suất xử lý là 210.000tấn/ngày. Trong 10 năm qua với các công nghệ phát triển ở trong nước và nhập từ nước ngoài, phần lớn các nhà máy xử lý chất thải đã kết hợp nhiều biện pháp như chôn lấp, thiêu đốt và tái chế. Tuy nhiên do kinh tế phát triển nóng và số dân Trung Quốc ngày càng tăng nên việc xử lý chất thải và phương tiện tái chế chưa đáp ứng được hoàn toàn.
Còn ở Việt Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh?
Câu trả lời chắc chắn rằng số lượng nhà máy xử lý có tái chế cả nước chưa đến 10 nhà máy. Hiện nay trung bình mỗi ngày Tp. HCM thải ra khoảng 6.400 tấn rác sinh hoạt, trong đó rác có nguồn gốc hữu cơ có thể tái chế thành những loại phân bón chiếm tỷ trọng 25 – 35 %, nhựa còn tái chế được chiếm tỷ trọng 7 – 10 % còn các chất khác không giá trị kinh tế để tái chế được đốt để tạo ra khí CO2 hóa lỏng làm nhiên liệu chiếm tỷ lệ còn lại.
Tuy nhiên đến nay, 100% lượng rác thải sinh hoạt của thành phố chỉ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp ở 2 bãi rác chính của thành phố là bãi Đa Phước (Huyện Bình Chánh) và bãi Phước Hiệp (Huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý (khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.
Rác thải tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn chủ yếu được xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp, cách này có nguy cơ gây ô nhiểm môi trường và nguồn nước ngầm, trong tình trạng quá tải, phương pháp chôn lấp vừa gây ô nhiểm không khí xung quanh khu vực, vừa gây ô nhiễm cứng hóa nguồn nước. Mặc dù chi phí rẽ và thời gian xử lý ngắn, nhưng đây không phải là phương pháp cho một môi trường bền vững.
Không những thế còn lãng phí về diện tích đất vốn đã rất khan hiếm, nhất là ở các đô thị. Một cách làm khác cũng không được tính đến, đó là xử lý rác bằng công nghệ đốt thiêu hủy, tái sử dụng nguồn nhiệt sản xuất điện hoặc chế biến khí hóa lõng CO2, đang được các nước tiên tiến áp dụng. Đó là công nghệ hiện đại, nhưng điều kiện kinh tế nước ta chưa cho phép vì chi phí quá đắt.

XỬ LÝ RÁC BẰNG CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý rác bằng công nghệ công nghiệp phù hợp với điều kiện Việt Nam. HTX Phương Nam đã mạnh dạn tìm kiếm, nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, vượt qua những khó khăn ban đầu về vốn, mặt bằng, thuyết phục các công ty liên quan nhằm hổ trợ tài chính, đưa ý tưởng công nghệ, thiết bị đã trở thành hiện thực, Bước đầu đã được các nhà máy xử lý rác trong nước chấp nhận điển hình đã cung cấp được cho hai nhà máy: Cty Công nghệ Môi trường tỉnh Bình Phước và Cty Cổ Phần Môi trường Đồng Xanh (nhà máy xử lý rác Trảng Dài Tp. Biên Hòa) và nhiều Cty sản xuất nhựa sử dụng dây chuyền tái chế nhựa của HTX. Đến nay các thiết bị đặc chủng xử lý rác thải, tái chế nhựa, sản xuất phân bón hữu cơ, lò đốt quay 2 cấp. Hệ thống đạt công suất 200tấn/ngày đã được HTX chế tạo hoàn thiện .
Thực chất việc xử lý rác thải chưa phân loại đầu nguồn bằng công nghệ công nghiệp là một qui trình công nghệ khép kín. Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được vận chuyển đến nhà máy xử lý, hệ thống thiết bị cơ khí tách tuyển riêng và phân loại ngay được 80 – 90% vô cơ và hữu cơ. Rác hữu cơ sau đó được nghiền nhỏ và ủ ngay bằng phương pháp ống quay sinh hóa tạo môi trường ổn định vi sinh phát triển, phân hũy rác thành hữu cơ vi sinh trong thời gian ngắn hơn các công nghệ khác, chỉ từ 7 – 10 ngày.
Theo phương pháp này rác trở thành nguồn tài nguyên quí giá: Khí sinh học và phân vi sinh, kết quả phân tích thành phần rác sinh hoạt cho thấy, thành phần rác hữu cơ của nước ta chiếm tỷ lệ khá cao khỏang 35-40%, nên rất thích hợp với phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học. Với việc ứng dụng công nghệ này, mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 25 – 35 % phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất phân vi sinh thì nhựa, nilon các loại được xử lý sạch, tái chế thành hạt nhựa, các chất vô cơ khác được bổ sung phụ gia xi măng qua hệ thống thiết bị thủy lực nén để sản xuất gạch xây dựng hạ tầng. Chỉ còn dưới 7% tỷ lệ rác không xử dụng sau khi phân hủy được tiêu hũy bằng phương pháp đốt lò quay.
Bên cạnh đó toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình phân loại được tập trung chuyển qua hệ thống xử lý nước thải hoàn lưu về cung cấp cho các ống ủ, không thải ra môi trường.
Nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ công nghiệp có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tiết kiệm được diện tích đất. Trong tương lai không xa qua thực nghiệp trong sản xuất chắc chắn chúng ta sẽ khai thác thêm dược những nguồn năng lượng mới, để nâng cao tái chế và giảm phần chi phí xữ lý, khắc phục được tình trạng rác thải góp phần làm sạch môi trường sinh thái.

MONG MUỐN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH

Từ những thử nghiệm thành công HTX Phương Nam sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu,thực nghiệp cải tiến dần đến hoàn thiện, nên rất mong được Chính quyền các cấp liên quan, Liên Minh HTX Tp. HCM và Liên Minh HTX Trung ương hổ trợ để mô hình này được nhân rộng phục vụ xã hội một cách thiết thực.
Theo tính toán của các chuyên gia xử lý chất thải: Nếu nhập dây chuyền của nước ngoài, giá thành sẽ lên đến hàng chục triệu USD hoặc hơn nữa, nhưng lại khó có thể vận hành tại Việt Nam do chúng ta chưa hình thành được thói quen phân loại rác ngay từ đầu nguồn. Trong khi đó, xây dựng toàn bộ dây chuyền như giải pháp công nghệ - công nghiệp của HTX Phương Nam sẽ tiết kiệm được 2/3 chi phí, và quan trọng nhất là phù hợp với nếp sinh hoạt không phân loại đầu nguồn của người Việt Nam từ bấy lâu nay.
Mục tiêu lâu dài của HTX là tiếp tục nghiên cứu cải tiến, hiện đại hơn nữa công nghệ dây chuyền để tận dụng tối đa nguồn lợi từ chất thải.

CÁC KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ THUẬN LỢI .
Khó khăn:
“Cứ làm bán thủ công, manh mún như hiện nay, phải hàng chục năm nữa một doanh nghiệp tư nhân xử lý chất thải mới bứt phá lên được. Giá được quan tâm đầu tư, hỗ trợ về tín dụng, về thuế, về ngân sách từ Nhà Nước, chắc không mướt mồ hôi thế này để đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 41của Bộ Chính Trị”- GS Lân Dũng tiếc rẻ tại một hội thảo .
Tháng 11/2004, Bộ Chính Trị ban hành Nghị quyết 41- NQ/TW về bảo vệ môi trường, trong đó “ưu tiên việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa chôn lấp rác”
Hiện Nhà nước vẫn phải chi 520.000đ để chôn lấp và vận chuyển một tấn rác đến nơi chôn lấp. Theo đó Ngân Sách Quốc Gia phải chi 25.000tỷ đồng mỗi năm. Tệ hơn, mới chỉ có 13/64 tỉnh thành có bãi chôn lấp hợp vệ sinh còn lại là tự nhiên hoặc lộ thiên. Mùi hôi thối, nước rỉ rác từ những bãi chôn lấp khổng lồ lưu cữu làm nên bài ca bất tận về ô nhiễm đất, nước, không khí. Rác cũng “nuốt” 5.000ha mỗi năm.
Khác với các ngành hàng kinh tế quốc dân khác ngành công nghệ - công nghiệp tái chế chất thải là rất đặc thù. Nhà sản xuất không thể gia công dây chuyền rồi rao bán như các lĩnh vực hàng hóa thông thường “Trăm kẻ bán, vạn kẻ mua” mà vấn đề thị trường đặc thù ngành này mang nặng chữ “Quyền được làm” hơn là “Biết làm”
Chính vì vậy hình thành một số nhà Đầu tư đi tìm “Quyền được làm” thông qua giấy phép đầu tư (hiện tượng đầu cơ) mà không thể triển khai . Đây là vấn đề tồn tại vô cùng tế nhị và gây không ít phiền toái cho nhà đầu tư thực sự và Chính quyền địa phương .
Thách thức:
Chúng ta đã đến lúc xây dựng hệ thống tổng thể chống sự manh mún của ngành công nghệ công nghiệp xử lý chất thải, để vừa chuẩn hoá công nghiệp xử lý chất thải đồng thời hội nhập nhanh chóng với ngành này của thế giới và khu vực ?
Thuận lợi:
Nguồn rác thải ngày càng nhiều, các Cty chuyên ngành xử lý rác thiết bị lạc hậu chủ yếu là chôn lấp mà vẫn đang quá tải, không xử lý kịp thời. Căn cứ Nghị định Chính phủ 04 ký ngày 14/01/2009 xét đề nghị của Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường ưu đãi tối đa cho việc xã hội hóa xử lý và tái chế chất thải rắn Việt Nam, cho ta thấy tầm mức quan trọng và cơ hội để Liên Minh HTX chúng ta phát huy nội lực tham gia với xã hội bảo vệ môi trường một cách chính đáng. Bằng công nghệ công nghiệp XỬ LÝ RÁC KHÔNG CHÔN LẤP.

* Quy trình sàng lọc tách tuyển, tái chế, đốt thiêu hủy (Công nghệ Đức) đã và đang được đầu tư tại HTX Phương Nam.
* Đội ngũ quản lý và kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý rác đã tập trung được tại HTX Phương Nam.

TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP NÀO?
Tổ chức:

Các vấn đề nêu trên chính là câu trả lời cho sự cần thiết phải ra đời của mô hình Liên Hiệp Xã Công nghệ Công nghiệp Môi trường !
Giải pháp:
Xây dựng nhiều cụm Công nghiệp xử lý và tái chế chất thải rắn chung quanh Thành phố. Với quy mô Quận Huyện (tránh rác đi xuyên Thành phố như hiện nay) năng suất mỗi nhà máy xử lý rác 200tấn/ngày, diện tích 3ha với công nghệ xử lý rác không chôn lấp.

Kim Phượng - Theo bài Tham Luận của Chủ Nhiệm HTX Phương Nam -  VŨ CÔNG HÒA
+ Mua | Bán | Khuyến mãi | Địa chỉ web | Video clips | Tin tức | Triển lãm
© Copyright 2010 King Supplier | Điều kiện sử dụng | Chính sách bảo mật | Giúp đỡ | Liên hệ +